4 bí quyết của một Caterer thành công
Bài học 4
Mỗi Caterer sẽ có cách riêng để làm chiều lòng khách hàng của họ. Các Caterer thành công không chỉ cung cấp những món ăn, đồ uống hấp dẫn mà còn tạo được một hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt khách hàng. Vậy đâu là bí quyết thành công đó? Hãy cùng PITO và “High Speed Training” bật mí nhé!

1. Luôn có sự chuẩn bị
Việc lên kết hoạch và có sự chuẩn bị từ trước luôn là một lợi thế nhằm hạn chế sai sót và sự cố không đáng có. Đặc biệt với các sự kiện lớn và quan trọng, công tác chuẩn bị cần được triển khai sớm và có kế hoạch cụ thể, tránh trường hợp nước đến chân mới nhảy.
Tùy theo đặc điểm của thực đơn, cách trình bày, tính chất tiệc..., đơn vị tổ chức có thể linh động chuẩn bị trước các nguyên vật liệu, dụng cụ cần thiết như:
- Các món lạnh như salad có thể chuẩn bị và bảo quản kỹ trong ngăn mát tủ lạnh. Nên nhớ để nước sốt riêng. Các món ăn cần có thời gian để ướp hoặc bột bánh cần được ủ qua đêm cũng cần được thực hiện sớm để đảm bảo chất lượng món ăn cũng như kịp với tiến độ chế biến.
- Sơ chế nguyên liệu và chuẩn bị sẵn các loại gia vị, hành tỏi... sẽ cần sử dụng.
- Chuẩn bị ý tưởng và sơ đồ cách trình bày bàn tiệc.
- Lên danh sách các công - dụng cụ cần có trong quá trình tiến hành tiệc. Thực hiện đóng gói sẵn trước ngày diễn ra tiệc.
- Nếu điều kiện thuận lợi, có thể thực hiện các bước setup từ đêm hôm trước như sắp xếp bàn ghế, trải khăn bàn,...
2. Đảm bảo chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm không chỉ bao gồm chất lượng đồ ăn thức uống mà cả về hình thức trình bày. Để có thể trao đến khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất, các đơn vị tổ chức tiệc cần phải:
- Kiểm soát chất lượng đầu vào. Lựa chọn các nhà cung cấp uy tín, nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng và đảm bảo vệ sinh trong quá trình vận chuyển.
- Đảm bảo quá trình chế biến và bảo quản đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm
- Người đứng bếp cần nắm rõ các quy tắc cơ bản cũng như phương thức chế biến các món trong menu.
- Lên kế hoạch cụ thể về mặt thời gian và chia nhỏ các bước nhằm đảm bảo tiến độ nhưng vẫn giữ được sự nóng giòn, tươi ngon của các món ăn.
- Liên tục cập nhật các xu hướng về ẩm thực cũng như xu hướng thẩm mỹ nhằm nâng cao khả năng trình bày, xắp xếp sao cho bắt mắt và khoa học.
3. Luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn chéo, các bếp thương mại cần được trang bị thớt khác màu hoặc dùng nhãn dán khác màu để phân biệt các loại thớt dùng cho các thực phẩm khác nhau.

- Thường xuyên vệ sinh và dọn dẹp khu vực lưu trữ đồ ăn.
- Giữ gìn vệ sinh và duy trì gọn gàng khu vực làm việc.
- Tuân thủ quy chuẩn về tác phong cá nhân dành cho nhân viên khu vực bếp như buộc tóc gọn gàng, đeo găng tay, sử dụng nón chuyên dụng,...
- Đảm bảo đồ ăn thức uống luôn được che, đậy đúng cách; tránh sự xâm nhập hoặc tiếp xúc của các yếu tố bên ngoài.
- Luôn đặt đồ ăn thức uống cách mặt đất ít nhất 15cm.
- Không chạm tay trực tiếp vào thực thẩm, đồ uống; cũng như không dùng muỗng chung/ ngón tay để thử món.
- Khu vực vệ sinh cá nhân và rác thải cần được tách biệt với khu vực chế biến, bảo quản và phục vụ thức ăn.
4. Tinh thần của người phục vụ
- Duy trì thái độ và tác phong chuẩn mực.
- Luôn lắng nghe và thể hiện sự quan tâm đến khách hàng.
- Phản hồi tích cực và nhanh chóng các yêu cầu từ khách hàng.
- Linh động trong việc giải quyết các vất đề phát sinh. Nếu vấn đề nằm ngoài khả năng giải quyết, lịch sự nói với khách hàng chờ trong giây lát và tìm người có trách nhiệm cao hơn để hỗ trợ kịp thời.
- Thường xuyên tổ chức các buổi hướng dẫn và đào tạo nâng cao tay nghề và khả năng xử lý tình huống cho nhân viên.

PITO Academy Trên đây là những chia sẻ mà PITO lược dịch từ 'High Speed Training". Nếu bạn có thêm ý tưởng nào hay, đừng ngần ngại chia sẻ cho PITO nhé!
5
Like • Reply • 10h