Cơ bản
NỘI DUNG

Dị ứng thực phẩm và các nguyên nhân phổ biến

Bài học 6 Chương 1

Dị ứng thực phẩm là hiện tượng cực kì phổ biến và là một trong những yếu tố quan trọng cần được chú trọng khi thực hiện cung cấp dịch vụ ẩm thực đến khách hàng. Vậy vì sao cần phải hiểu rõ về dị ứng thực phẩm và đâu là các nguyên nhân phổ biến cần được lưu ý. Hãy tham khảo qua bài viết sau!

Dị ứng thực phẩm là gì?

Dị ứng thực phẩm là một phản ứng của hệ thống miễn dịch xảy ra ngay sau khi ăn một loại thực phẩm cụ thể nào đó. Nguyên nhân của dị ứng thực phẩm là do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận diện sai một số protein trong thực phẩm là có hại. Khi tiêu thụ các loại thực phẩm này, cơ thể sẽ khởi động một loạt các biện pháp bảo vệ bao gồm giải phóng các hóa chất như histamine gây viêm.

Các dấu hiệu của dị ứng thực phẩm liên quan đến vấn đề tiêu hóa, phát ban và sưng đường hô hấp có thể xảy ra ngay cả khi cơ thể chỉ tiêu thụ một lượng nhỏ thức ăn gây dị ứng. Các triệu chứng có thể xảy ra ở bất kỳ đâu từ vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc. Các dấu hiệu phổ biến có thể kể đến như:

  • Sưng lưỡi, miệng hoặc mặt
  • Khó thở
  • Tuột huyết áp
  • Nôn ói
  • Tiêu chảy
  • Mẩn ngứa, nổi mề đay

Trong những trường hợp nghiệm trọng, dị ứng thực phẩm có thể gây ra sốc phản vệ. Các triệu chứng như phát ban, ngữa, sưng cổ họng hoặc lưỡi, khó thở và tụt huyết áp xuất hiện với tốc độc nhanh chóng. Một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong.

Như đã nói ở trên, cơ chế gây nên dị ứng thực phẩm xuất phát từ việc hệ thống miễn dịch nhận diện sai một số protein trong thực phẩm là có hại, từ đó giải phóng ra các loại kháng thể bảo vệ cơ thể. Từ đó, dị ứng thực phẩm có thể được chia làm hai loại sau:

Dị ứng qua kháng thể IgE 
  • Hệ thống miễn dịch sẽ kích hoạt các tế bào giải phóng một kháng thể được gọi là Immunoglobulin E (IgE) để vô hiệu hóa thực phẩm hoặc các chất gây dị ứng. 
  • Khi cơ thể tiêu thụ một lượng nhỏ thực phẩm gây dị ứng, kháng thể IgE sẽ nhận diện và báo hiệu cho hệ thống miễn dịch giải phóng một chất trung gian hóa học gọi là histamine, cũng như các hóa chất khác; từ đó gây ra triệu chứng dị ứng. 
Dị ứng không qua kháng thể IgE
  • Nguyên nhân gây ra dị ứng là do các phản ứng liên quan đến các thành phần khác của hệ thống miễn dịch không bao gồm kháng thể IgE. 
  • Đối với loại dị ứng này, các triệu chứng sẽ không xuất hiện ngay lập tức sau khi ăn và thường có các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa như nôn mửa, đầy bụng và tiêu chảy.
8 loại dị ứng thực phẩm phổ biến nhất

1. Sữa

Dị ứng với sữa bò thường thấy nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; đặc biệt là trẻ em khi tiếp xúc với protein có trong sữa bò trước khi được sáu tháng tuổi. Theo thống kê, có khoảng 2-3% trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi bị ảnh hưởng do dị ứng với sữa.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy khoảng 90% trẻ em sẽ hết bệnh khi lên 3 tuổi và dần trở nên ít phổ biến hơn đối với người trưởng thành. 

Dị ứng sữa qua IgE khá phổ biết và có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng. Trẻ em hoặc người trưởng thành khi bị dị ứng IgE có xu hướng phản ứng trong vòng 5 - 30 phút sau khi uống sữa bò với các triệu chứng như sưng tấy, phát ban, nổi mề đay, nôn mửa. Trong một số hiếm trường hợp có thể gây ra sốc phản vệ.

Ngoài ra, tuy không phổ biến nhưng dị ứng với sữa có thể xuất hiện dưới dạng không qua IgE. Các triệu chứng thông thường liên quan đến đường ruột như nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy cũng như viêm thành ruột. Dị ứng sữa không qua IgE khó để xác định hơn do có thể được xem là trường hợp không dung nạp được thực phẩm và không thể chuẩn đoán thông qua xét nghiệm máu.

Nếu được chẩn đoán là dị ứng với sữa bò, chế độ ăn uống cần phải loại bỏ sữa, các sản phẩm từ sữa hoặc các loại thực phẩm có chứa sữa như:

  • Sữa (kể cả các loại sữa từ hạt, sữa bột, sữa tách béo, sữa đặc...)
  • Sữa chua
  • Phô mai (kể cả các loại phô mai tươi và sốt phô mai)
  • Bơ (kể cả bơ thực vật)
  • Cream (bao gồm cả sour cream)
  • Các bà mẹ đang cho con bú có trẻ bị dị ứng với sữa cũng cần loại bỏ sữa và các sản phẩm từ sữa ra khỏi chế độ ăn uống. Liên hệ các chuyên gia để tìm ra giải pháp thay thế phù hợp dành cho trẻ sơ sinh không uống được sữa mẹ.

2. Trứng

Dị ứng trứng là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây dị ứng thực phẩm ở trẻ em. Tuy nhiên, thống kê cho thấy khoảng 68% trẻ em sẽ không còn bị dị ứng nữa khi bước sang giai đoạn 16 tuổi. 

Các dấu hiệu nhận biết khi bị dị ứng với trứng như:

  • Đau bụng do rối loại tiêu hóa
  • Phát ban hoặc nổi mề đay
  • Các vấn đề về hô hấp như khó thở
  • Sốc phản vệ (hiếm gặp)

Một điểm cần lưu ý đó là protein trong lòng đỏ và lòng trắng trứng không hoàn toàn giống nhau. Do đó, cơ thể có thể bị dị ứng với lòng đỏ mà không gặp vấn đề khi tiêu thụ lòng trắng trứng và ngược lại. Thực tế cho thấy tỉ lệ các protein gây dị ứng trong lòng trắng trứng cao hơn so với lòng đỏ. Điều đó dẫn đến dị ứng do lòng trắng trứng có xu hướng phổ biến hơn.

Cũng như các loại dị ứng khác, trứng cần được loại bỏ khỏi chế độ ăn uống để tránh gây hại đến cơ thể. Thế nhưng, việc chế biến trứng có thể làm thay đổi cấu trúc các protein gây dị ứng; khiến hệ miễn dịch nhận diện đây không phải là các protein gây hại, từ đó ngăn quá trình phản ứng lại của cơ thể. 

Một nghiên cứu cho thấy khoảng 70% trẻ em bị dị ứng với trứng vẫn có thể ăn bánh quy hoặc bánh ngọt có thành phần trứng đã được nấu chín. Nhưng trường hợp này sẽ không áp dụng với tất cả mọi người; do đó, cần có sự tham vấn từ bác sĩ để đưa ra chế độ ăn uống phù hợp.

3. Hạt cây

Đây là tình trạng dị ứng khi tiêu thụ một số loại hạt vỏ cứng có nguồn gốc từ các loại cây thân gỗ như:

  • Quả hạch Brazil
  • Hạt điều
  • Hạnh nhân
  • Hạt mắc ca
  • Hạt dẻ cười
  • Hạt thông
  • Hạt óc chó

Những người dị ứng với hạt cây cũng sẽ dị ứng với các sản phẩm có chứa thành phần là các loại hạt này (như bơ hạt, dầu...).

Đối với trường hợp dị ứng với các loại hạt của cây, người bị dị ứng cần phải đặc biệt cẩn trọng trong việc ăn uống do khả năng xảy ra sốc phản vệ khi tiêu thụ phải một lượng nhỏ thực phẩm có chứa chất gây dị ứng là khá cao và không có xu hướng khỏi theo thời gian. 

Ngoài ra, việc cơ thể bị dị ứng với một hoặc hai loại hạt trong danh sách sẽ dễ làm tăng nguy cơ phát triển dị ứng với các loại hạt cây khác. Do đó, người bị dị ứng với hạt nên loại bỏ tất cả các loại hạt cây khỏi chế độ ăn uống để tránh xảy ra rủi ro.

4. Đậu phộng

Tương tự với các loại hạt cứng từ cây thân gỗ, đậu phộng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra dị ứng thực phẩm ở mức nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng. Mặc dù thuộc họ đậu nhưng người bị dị ứng với đậu phộng cũng thường có dị ứng với các loại hạt vỏ cứng.

Theo thống kê, có khoảng 4 - 8 % trẻ em và 1 - 2% người trưởng thành bị ảnh hưởng do dị ứng với đậu phộng, tuy nhiên, có khoảng 15 - 22% trẻ em sẽ hết bị dị ứng khi bước vào độ tuổi thiếu niên. Đặc biệt, những người trong gia đình có tiền sử bị dị ứng với đậu phộng có nguy cơ bị dị ứng cao hơn những người khác. 

Để tránh trường hợp xảy ra dị ứng, biện pháp hiệu quả nhất là loại bỏ hoàn toàn đậu phộng khỏi chế độ dinh dưỡng.

5. Các động vật giáp xác

Các động vật giáp xác và nhuyễn thể có thể gây ra dị ứng thực phẩm như:

  • Tôm (Shrimp)
  • Tôm thương phẩm (Prawn)
  • Tôm hùm đất
  • Cua 
  • Mực 
  • Sò điệp...

Đối với loại dị ứng này, các triệu chứng sẽ bộ phát nhanh chóng sau khi tiêu thụ phải một lượng nhỏ và tương tự với các dị ứng có IgE khác. Đặc biệt, một số trường hợp đặc biệt nhạy cảm, việc ngửi mùi trong quá trình chế biến thức ăn cũng có khả năng gây ra các dấu hiệu dị ứng. 

Khi bị dị ứng với động vật có vỏ, người bị dị ứng cần loại bỏ toàn bộ các thực phẩm liên quan ra khỏi chế độ ăn hàng ngày cũng như duy trì một cách nghiêm ngặt do loại dị ứng này không có khả năng tự khỏi theo thời gian. 

6. Lúa mì

Một số protein trong lúa mì có khả năng gây ra dị ứng với cơ thể. Loại dị ứng này khá phổ biến ở trẻ em, nhưng có xu hướng biến mất khi trẻ lên đến 10 tuổi.

Trong một số trường hợp, dị ứng lúa mì có thể bị nhầm lẫn với bệnh celiac và tình trạng mẫn cảm với gluten. Tuy nhiên, dị ứng lúa mì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với cơ thể người bị di ứng, có thể nguy hiểm đến tính mạng; còn hai trường hợp kia thì không.

Đối với những người đã xác định bị dị ứng với lúa mì sẽ cần loại bỏ các sản phẩm từ lúa mì (thức ăn, hóa mĩ phẩm...) nhưng có thể thay thế bằng các loại ngũ cốc khác.

7. Đậu nành

Dị ứng đậu nành ảnh hưởng tới khoảng 0,4% trẻ em và thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Trong quá trình trưởng thành, dị ứng này có xu hướng tự hết ở trẻ em lên đến 70%.

Khi bị dị ứng với đậu nànhh, người bị dị ứng không được tiêu thụ đậu nành và các sản phẩm làm từ đậu nành như sữa, đậu hủ hoặc nước tương. 

Một đặc điểm cần lưu ý đó là người bị dị ứng với sữa bò cũng có khả năng cũng bị dị ứng với đậu nành. Do đó, người bị dị ứng cần tham khảo với bác sĩ về chế độ ăn uống và đọc kĩ thành phần sản phẩm trước khi tiêu thụ. 

8. Cá

Dị ứng cá là một trường hợp khá phổ biến ở người trưởng thành với tỉ lệ ảnh hưởng khoảng 2%. Không giống như các loại dị ứng khác, cơ thể có thể xuất hiện tình trạng dị ứng với cá sau khi đã trưởng thành.

Người bị dị ứng với cá chưa chắc bị dị ứng với các động vật giáp xác và ngược lại. Tuy nhiên, hai loại dị ứng này có một đặc điểm giống nhau đó là mang tính chất nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng nếu vô tình ăn phải. Đặc biệt, khi phát hiện bị dị ứng với một loại cá, cơ thể có khả năng bị dị ứng với nhiều loại các khác.

Do đó, khi được chẩn đoán bị dị ứng với cá, người bị dị ứng cần tham khảo kĩ với bác sĩ về chế độ ăn uống và luôn mang theo bút epi bên mình để phòng trường hợp tiêu thụ phải loại cá gây ra dị ứng. 

Pen
>