Cơ bản
NỘI DUNG

6 việc cần chuẩn bị để mở cửa hoạt động trở lại

Bài học 1 Chương 1

Khi các cơ sở kinh doanh dịch vụ ẩm thực được phép hoạt động bình thường trở lại, các chủ doanh nghiệp cần có bước chuẩn bị chu đáo để có thể quay trở lại phục vụ khách hàng trong trạng thái sẵn sàng nhất . Dù cơ sở kinh doanh tạm ngưng hay hạn chế hoạt động,  6 việc làm sau sẽ giúp cho quá trình vận hành thời kỳ hậu giãn cách được diễn ra một cách hiệu quả mà vẫn đảm bảo được sự an toàn cho nhân viên cũng như khách hàng của mình

1. Lên phương án vận hành khi hoạt động trở lại

Cách thức vận hành

  • Chỉ bán mang đi hay có thể triển khai phục vụ tại chỗ hoặc nhận các đơn tiệc tận nơi (trong trường hợp được cho phép hoạt động)
  • Xác định mô và công suất phục vụ
  • Khuyến khích khách hàng đặt bàn trước nhằm đảm bảo khả năng phục vụ cũng như an toàn về phòng dịch

Cập nhật các thay đổi trên thực đơn nếu có; cân nhắc các tiêu chí sau:

  • Đảm bảo có đủ nguồn cung cấp đầu vào ổn định, không có sự thay đổi quá lớn về chi phí nguyên vật liệu tác động đến giá bán gây ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng. 
  • Các món phù hợp với dịch vụ tại chỗ, mang đi hay phục vụ tiệc tận nơi
  • Cập nhật món mới, combo hoặc set menu đặc biệt...

Có kế hoạch thông báo cho ngày hoạt động trở lại 

  • Cập nhật ngày hoạt động và các vấn đề liên quan với đối tác
  • Thông báo thông tin chính thức trên các trang mạng xã hội
  • Thực hiện các chương trình khuyến mãi kích thích người tiêu dùng
  • Cập nhật các thay đổi về thực đơn, cách thức hoạt động cũng như quy trình vệ sinh khử khuẩn nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng

Lựa chọn phương án vận hành phù hợp

2. Vệ sinh và khử trùng cơ sở kinh doanh

  • Lau dọn và vệ sinh kỹ lưỡng tất cả các bề mặt, ngóc ngách từ trong bếp ra đến khu vực phục vụ. Chú ý các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, quầy chế biến, máy POS...
  • Rửa sạch, khử trùng và lau khô các dụng cụ chế biến thực phẩm và các công cụ, dụng cụ ăn uống, phục vụ.
  • Các giá kệ trống cần được làm sạch và khử trùng trước khi để hàng mới lên.
  • Khu vực phòng vệ sinh dành cho khách và nhân viên cũng cần được lau dọn sạch sẽ và khử trùng trước khi đưa vào sử dụng
  • Dọn sạch bụi và lau sàn nhà bằng dung dịch tẩy rửa phù hợp.
  • Sau khi tổng vệ sinh, thực hiện xịt khử khuẩn nhằm đảm bảo tối đa việc phòng chống dịch

Thực hiện khử khuẩn khu vực kinh doanh

Nguồn: Internet

3. Kiểm tra thiết bị máy móc

Sau một thời gian dừng hoạt động, các thiết bị, máy móc cần được kiểm tra và thay thế hoặc sửa chữa kịp thời. Trước ngày hoạt động trở lại chính thức, dành 3 - 5 ngày để kiểm tra khả năng hoạt động của toàn bộ hệ thống thiết bị tại cơ sở. 

  • Kiểm tra hệ thống thoát nước, thông gió của bếp
  • Bật và đảm bảo duy trì nhiệt độ từ 2 -5 độ C đối với hệ thống tủ mát hoặc các tủ trưng bày và dưới -17 độ C dành cho tủ đông
  • Bật và kiểm áp lực gas, nguồn điện và nhiệt độ nấu của hệ thống đường gas và các thiết bị chế biến như bếp nấu, lò nướng, thiết bị giữ nóng...
  • Bật và kiểm tra các thiết bị điện khác như máy lạnh, quạt gió, máy pha trà, cà phê và máy POS

Lau dọn và kiểm tra trang thiết bị

Nguồn: Internet

4. Kiểm tra hàng hóa trong kho

Sau một thời gian tạm nghỉ, các thực phẩm, nguyên vật liệu lưu trữ trong kho cần được kiểm tra về tình trạng bảo quản, hạn sử dụng cũng như số lượng hiện có để đưa ra biện pháp phù hợp

  • Loại bỏ các thực phẩm hoặc nguyên vật liệu đã quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hư hỏng như mùi chua, lạ, nổi đốm mốc, biến đổi về màu sắc...
  • Lên danh sách đặt mua các loại thực phẩm, nguyên vật liệu dựa trên số lượng hiện có và khả năng tiêu thụ.
  • Liên hệ nhà cung ứng để đảm bảo khả năng cung cấp các thực phẩm, nguyên vật liệu cần thiết cũng như đưa ra phương án thay thế trong trường hợp hạn chế nguồn cung.

5. Triển khai các biện pháp an toàn

  • Đảm bảo khách hàng đeo mặt nạ tại khu vực lối ra vào của cửa hàng
  • Tiến hành đo nhiệt độ của khách hàng tại lối vào. 
  • Cung cấp nước rửa tay sát khuẩn tại lối ra nào, quầy thanh toán, nơi nhận hàng... và sử dụng các biển hiệu khuyến khích khách hàng sử dụng
  • Thay đối cách bố trí bàn ghế nhằm đảm bảo khoảng cách an toàn cũng như hạn chế số lượng khách hàng trong khu vực phục vụ tại một khung giờ nhất định. 
  • Đảm bảo khách hàng giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi đứng xếp hàng trong khu vực chờ hoặc gọi món. 
  • Phân bổ luồng lưu thông cho khách hàng để hạn chế tình trạng tiếp xúc gần
  • Thực hiện lau dọn và xịt khử khuẩn bàn ghế sau mỗi lần sử dụng, đảm bảo an toàn cho khách hàng tiếp theo khi sử dụng dịch vụ
  • Sử dụng vách ngăn giữa nhân viên và khách hàng nếu có thể
  • Khử trùng thực đơn sau mỗi lần tiếp xúc. Sử dụng thực đơn online nhằm hạn chế tiếp xúc. Cửa hàng có thể khuyến khích đặt món trước đối với khách hàng có đặt bàn
  • Đối với các đơn hàng mang đi, phân bổ khu vực nhận hàng riêng biệt; tránh tạo tình trạng ùn tắc và hạn chế khả năng tiếp xúc
  • Hạn chế sử dụng tiền mặt. Thay vào đó, ưu tiên phương pháp thanh toán không tiếp xúc như ví điện tử, chuyển khoảng, thẻ không tiếp xúc...

Thực hiện các biện pháp hạn chế tiếp xúc

Nguồn: Internet

6. Đào tạo nhân viên

Trong giai đoạn hậu giãn cách, nhân viên cần được đào tạo bài bản nhằm thích nghi và đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như khách hàng. Việc đào tạo và thực hành cần được triển khai và thực hiện trước khi chính thức hoạt động trở lại. 

  • Thực hiện xét nghiệm nhanh và cung cấp giấy xác nhận âm tính với COVID - 19 khi quay trở lại làm việc. Không đến chỗ làm khi có kết quả dương tính với COVID - 19
  • Thực hiện khai báo y tế khi quay trở lại làm việc. Đảm bảo nhân viên khai báo thành thật và không đến chỗ làm khi có các dấu hiệu nhiễm bệnh, hoặc đã tiếp xúc với người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID - 19 trong thời gian 14 ngày trở lại.
  • Đo nhiệt độ và rửa tay sát khuẩn khi mới đến chỗ làm
  • Luôn đeo khẩu trang theo đúng quy định trong suốt quá trình làm việc và hoạt động tại nơi làm việc. Cơ sở kinh doanh có thể trang bị thêm một số dụng cụ bảo vệ khác như găng tay y tế, kính và tấm chắn giọt bắt để nâng cao khả năng chống dịch
  • Đào tạo nhân viên về biện pháp vệ sinh, khử trùng và các quy tắc hạn chế tiếp xúc trong quá trình làm việc
  • Thực hiện rửa tay thường xuyên theo đúng quy định, đặc biệt sau khi thực hiện các việc sau:

+ Trước và sau khi tiếp xúc với thực phẩm

+ Sau khi tiếp xúc với dụng cụ ăn uống hoặc các vật dụng mà khách hàng đã sử dụng

+ Sau khi lau dọn khu vực ăn uống 

+ Trong trường hợp khách hàng sử dụng tiền mặt hoặc thẻ ngân hàng, nhân viên cần rửa tay trước và sau khi nhận và đếm tiền hoặc quẹt thẻ

+ Sau khi sử dụng hoặc lau dọn khu vực vệ sinh

+ Sau khi ho, hắt hơi hoặc xì mũi

+ Hạn chế dụi tay lên mắt

  • Đảm bảo nhân viên được tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy khám sức khỏe và chứng nhận tiêm ngừa được cập nhật.
  • Lưu trữ hồ sơ về các thông tin sức khỏe của từng nhân viên nhằm hỗ trợ theo dõi tình trạng sức khỏe và khai báo trong trường hợp cần thiết

Đảm bảo nhân viên sẵn sàng khi hoạt động trở lại

Nguồn: Internet

Tài liệu đính kèm

Checklist cụ thể những việc cần chuẩn bị

Pen
>