Cơ bản
NỘI DUNG

Cocktail là gì? Và những điều cần biết về cocktail

Bài học 15 Chương 4

Cocktail là sự giao thoa của giữa nhiều nền văn hóa khác nhau. Thế giới cocktail  là sự đúc kết tinh tế của hương vị và màu sắc với muôn hình vạn trạng. Bài học sau sẽ giới thiệu đến người đọc những điều cơ bản nhất cần có để bước chân vào thế giới muôn màu muôn vẻ của cocktail. 

1. Cocktail là gì

Cocktail là sự pha trộn giữa một hoặc nhiều loại rượu nền kết hợp với các thành phần khác tạo hương vị như trái cây tươi, nước ép, kem, nước ngọt...

Nhờ sự pha trộn với nhiều tầng hương vị, cocktail là một sự lựa chọn phù hợp dành cho những khách mời không quen với vị đắng, chát của các loại đồ uống có cồn thông thường như bia hoặc rượu. 

Mỗi loại cocktail sẽ có một câu chuyện riêng về lịch sử cũng như quá trình hình thành. Mỗi câu chuyện sẽ góp phần làm tăng lên sự hấp dẫn và thú vị bên cạnh hương vị của loại đồ uống đó.

Và có thể nói, cocktail mang đến cho thực khách một thế giới muôn màu muôn vẻ; với sự biến hóa đặc sắc trong hương vị cũng như thông qua cách truyền tải của người pha chế, mỗi món đồ uống khi được phục vụ sẽ có mang đến những trải nghiệm đặc biệt khác nhau.

Nguồn: Internet

2. Một số thuật ngữ và phương pháp pha chế cocktail phổ biến

ABV: alcohol by volume - nồng độ cồn

On the rock: phục vụ đồ uống kèm đá

Frozen: đồ uống dưới dạng đá xay

(Straight) - up: đồ uống có cồn được pha chế với đá, sau đó được tách riêng và phục vụ trong ly mới, không có đá

Neat: ý chỉ thưởng thức một loại rượu mạnh duy nhất, không có sự pha trộn của bất kỳ nguyên liệu nào khác kể cả đá. 

Shot: rượu/ hỗn hợp đồn uống có cồn có định lượng khoảng 45ml và được tiêu thụ trong một lần uống

Garnish: các nguyên liệu dùng trong trang trí cocktail không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ mà còn hỗ trợ trong việc hoàn thiện cảm nhận của thực khách về mặt vị giác và khứu giác. Các cách trang trí (garnish) phổ biến trong cocktail có thể kể đến như: 

  • Dropping: đơn giản là thả bất cứ nguyên liệu phù hợp vào ly cocktail một cách đẹp mắt để trang trí.
  • Twisting: sau khi bào vỏ các loại trái cây này thành một sợi dài, bartender sẽ xoắn vỏ cam, chanh hoặc quýt để tinh dầu có trong vỏ sẽ được bắn lên miệng ly cocktail, tăng thêm hương vị khi thưởng thức. Vỏ cam chanh hoặc quýt sau đó sẽ được thả lên trên lên cocktail.
    •  Floating: nghĩa là nhẹ nhàng đặt nguyên liệu lên trên ly cocktail, để cho nguyên liệu nổi lên trên bề mặt của đồ uống.
    • Rimming: nghĩa là phủ một lớp muối hoặc đường lên vành ly nhằm tăng hương vị khi uống.
    • Flamming: các nguyên liệu dùng cho trang trí sẽ được làm nóng trước khi sử dụng.

    Building: đây là phương pháp pha chế đơn giản nhất nghĩa là cho tất cả các thành phần "chồng" lên nhau vào ly sẽ được dùng để phục vụ. 

    Stirring: là phương pháp trộn các thành phành với nhau bằng cách sử dụng thìa inox của quầy bar và khuấy trong ly chuyên dụng. Hỗn hợp sau đó sẽ được lọc lại nếu cần thiết và rót ra ly để phục vụ. 

    Shaking: là kỹ thuật pha trộn các thành phần với đá bằng cách lắc các nguyên liệu trong bình lắc cocktail trước khi cho vào ly.

    Kỹ thuật lắc cocktail này được sử dụng khi thành phần của cocktail có chứa các nguyên liệu như: kem, trứng, nước ép trái cây, xi-rô đường,... Lưu ý không áp dụng phương pháp này với các đồ uống có gas

    Muddling: là kỹ thuật nghiền một nguyên liệu để chiết xuất nước và hương vị của một loại trái cây như cam, chanh, dâu tây... và tinh dầu của các loại thảo mộc như bạc hà...

    Straining: là kỹ thuật lọc để loại bỏ tất cả các vật chất không mong muốn có trong sản phẩm cuối cùng. Các vật chất đó có thể là đá viên, trái cây, các loại thảo mộc...

    Layering: kỹ thuật phân tầng các nguyên liệu có trong đồ uống. Để thực hiện kỹ thuật này, bartender sẽ sử dụng phần tròn hoặc phần lưng của thìa inox và đặt sát vào mặt trong của ly. Sau đó, từ từ đổ các nguyên liệu dọc theo phần lưng của thìa inox vào ly. 

    Để thực hiện kỹ thuật này, bartender cần tìm hiểu về trọng lượng của tất cả các thành phần sẽ sử dụng. Những nguyên liệu có trọng lượng nặng sẽ cho vào trước, các nguyên liệu nhẹ hơn sẽ được cho vào sau để có thể nổi lên trên và tạo được sự phân tầng. 

    Blending: nghĩa là trộn đồ uống bằng cách cho các nguyên liệu vào máy xay điện tử. Phương pháp này được sử dụng khi cần trộn các thành phần nặng hơn (trái cây, kem, v.v.) và mong muốn đạt được kết cấu dày hay đầy đặn hơn.

    3. Các loại rượu nền thông dụng

    TEQUILA

    • Nguyên liệu chính: cây thùa 
    • ABV: 35 - 50%
    • Vị chủ đạo: hậu cay, nồng
    • Cách uống: shots, straight - up, on the rocks, cocktails
    • Các loại cocktails phổ biến: Margarita, Cadillac, Tequila Sunrise, Paloma, Mexican Mule

    Nguồn: Internet

    RUM

    • Nguyên liệu chính: mật mía
    • ABV: 40 - 80%
    • Vị chủ đạo: ngọt, hậu mượt
    • Cách uống: shots, straight - up, on the rocks, cocktails
    • Các loại cocktails phổ biến: Mojito, Pinacolada, Mai Tai, Daiquiri

    Nguồn: Internet

    VODKA

    • Nguyên liệu chính: ngũ cốc/ khoai tây
    • ABV: 35 - 95%
    • Hương vị: trung tính
    • Cách uống: Straight,, on the rocks, cocktails, shots
    • Các loại cocktails phổ biến: Bloody Mary, Cosmopolitan, Tom Collin, Sex on the beach, Moscow Mule, Espresso Martini

    Nguồn: Internet

    GIN

    • Nguyên liệu chính: quả bách xù (juniper berry)
    • ABV: 40 - 50%
    • Vị chủ đạo: thảo mộc, hoa cỏ, trái cây và gia vị
    • Cách uống: cocktails
    • Các loại cocktails phổ biến: Gin tonic, Martini, Gin Fizz, Negroni

    Nguồn: Internet

    WHISKEY

    • Nguyên liệu chính: ngũ cốc
    • ABV: 40% to 50%
    • Hương vị: cay nồng, hương trái cây, hoa, thảo mộc, vị sồi, vị hạt, khô và khói.
    • Cách uống: Straight - up, chilled, on the rocks, cocktails, shots.
    • Các loại cocktails phổ biến: Old fashion, Manhattan, Whiskey Sour, Irish Coffee, Mint Julep

    Nguồn: Internet

    Pen
    >