Cơ bản
NỘI DUNG

Hướng dẫn lưu mẫu thức ăn

Bài học 5 Chương 1

Nhằm kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, lưu mẫu thức ăn là một bước quan trọng và mang tính bắt buộc đối với các doanh nghiệp cung cấp đồ ăn, thức uống đến một tập thể nhiều người cùng ăn tại chỗ hoặc cung cấp cho nơi khác. Hiểu được điều đó, PITO xin được chia sẻ đến các bạn chế độ lưu mẫu thực phẩm theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế qua bài viết sau.

1. Quy định về dụng cụ lấy mẫu

  • Dụng cụ lưu mẫu thức ăn phải có nắp đậy kín, chứa được ít nhất 100 gram đối với thức ăn khô, đặc hoặc 150 ml đối với thức ăn lỏng.
  • Dụng cụ lấy mẫu/ lưu mẫu thức ăn phải được rửa sạch và tiệt trùng trước khi sử dụng.
  • huong-dan-luu-mau

    2. Hướng dẫn lấy mẫu thức ăn

    Quy định về nhân viên

  • Nhân viên thực hiện lấy mẫu cần mang đầy đủ trang phục làm việc theo quy định gồm: quần áo, khẩu trang, mũ trùm tóc, găng tay...
  • Nhân viên vệ sinh tay đúng cách trước khi lấy mẫu.
  • Thực hiện lấy mẫu

    huong-dan-luu-mau-thuc-an
  • Mỗi món ăn được lấy và lưu vào dụng cụ lưu mẫu riêng và được niêm phong.
  • Mẫu thức ăn được lấy trước khi bắt đầu ăn hoặc trước khi vận chuyển đi nơi khác. Mẫu ăn được lưu ngày sau khi lấy.
  • Thức ăn đặc (các món xào, hấp, rán, luộc...) và rau quả ăn ngay (rau sống, trái cây tráng miệng...) cần lấy tối thiểu 100 gram.
  • Thức ăn lỏng (súp, canh...) cần lấy tối thiểu 150ml.
  • Các thông tin về mẫu lưu thức ăn được ghi trên nhãn mẫu đính kèm.
  • 3. Bảo quản mẫu lưu thức ăn

    • Mẫu thức ăn được bảo quản riêng biệt với các thực phẩm khác, nhiệt độ bảo quản mẫu thức ăn từ 2°C đến 8°C.
    • Thời gian lưu mẫu ít nhất là 24 giờ kể từ khi lấy mẫu thức ăn. Khi có nghi ngờ ngộ độc thực phẩm hoặc có yêu cầu của cơ quan quản lý thì không được hủy mẫu lưu cho đến khi có thông báo khác.
    • Thời gian lấy và thời gian hủy mẫu lưu theo mẫu đính kèm.
    huong-dan-luu-mau-tu

    Để tải về Mẫu biểu lưu và hủy mẫu thức ăn, mời bạn bấm vào nút dưới đây.

    Pen
    >