Cơ bản
NỘI DUNG

Các nhóm thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc

Bài học 3 Chương 1

Một số nhóm thực phẩm có xu hướng liên quan đến tính trạng ngộ độc hơn các nhóm khác. Việc hiểu rõ tính chất cũng như các tiêu chuẩn an trong chế biến với các nhóm thực phẩm này là cực kỳ quan trọng. Nội dung trong bảng sau sẽ nêu cụ thể tính chất từng loại thực phẩm có khả năng gây ra ngộ độc cao cũng như các tiêu chuẩn cần được đảm bảo trong quá trình bảo quản và chế biến.  

Thực phẩm

Đặc tính

Hướng dẫn

Thịt sống các loại

Thịt các loại khi chưa qua chế biến có khả năng chứa các loại ký sinh trùng và vi khuẩn như E.coli Salmonella

  • Chế biến thịt ở 63 - 71 độ C
  • Lưu trữ và bảo quản ở nhiệt độ mát (0 - 5 độ C) hoặc trữ đông ở nhiệt độ dưới -17 độ C
  • Lưu trữ theo quy định về kho lưu trữ thực phẩm

Thịt gà và thịt gia cầm sống

Thịt gà và thịt gia cầm có khả năng chứa các loại vi khuẩn như Salmonella Campylobacter

  • Không rửa thịt gia cầm sống
  • Thịt gà/ thịt gia cầm cần được nấu chín kỹ ở 74 độ C (nấu đến 84 độ C khi chế biến nguyên con)

Hải sản

Hải sản sống có khả năng chứa các chất độc như thủy ngân hoặc vi khuẩn trong môi trường sống. 

  • Chọn mua hải sản ở những nơi uy tín.
  • Nhận diện chất lượng hải sản qua mùi, màu sắc và hình dáng
  • Nâu chín ở nhiệt độ 70 - 74 độ C
  • Bảo quản hải sản trong môi trường lạnh hoặc tủ đông khi chưa dùng đến.

Trứng và các sản phẩm từ trứng

Vi khuẩn Salmonella có khả năng được tìm thấy trong trứng sống và cả trên bề mặt vỏ trứng kể cả sau khi được rửa sạch. 

  • Bảo quản trứng ở nhiệt độ mát (0 - 5 độ C)
  • Chế biến trứng cho đến khi lòng trắng trứng cứng thành hình
  • Các món nấu cùng với trứng cũng cần được nấu chín kỹ ở nhiệt độ tối thiểu 71 độ C

Sữa, phô mai và sản phẩm từ sữa

Các sản phẩm sữa được chế biến từ sữa sống (sữa chưa qua quá trình tiệt trùng), bao gồm sữa chua và pho mát mềm như Brie, Feta, và Quesco Mexico, có khả năng chứa Listeria. 

  • Chỉ sử dụng sữa và các sản phẩm làm từ sữa thanh trùng hoặc tiệt trùng
  • Bảo quản ở nhiệt độ mát (0 - 5 độ C)

Rau củ quả, trái cây tươi và nước ép 

Các loại thực phẩm tươi này có khả năng bị nhiễm vi khuẩn có hại từ nhiều nguồn như đất, nước hoặc hóa chất độc hại trong quá trình trồng trọt và sản xuất.

  • Chọn mua ở nhưng nơi uy tín
  • Nhận diện chất lượng sản phẩm qua màu sắc, hình dáng; không chọn những sản phẩm bị bầm dập hoặc có dấu hiệu bị hư hại
  • Lưu trữ tách biệt với các thực phẩm sống khác và đảm bảo thực phẩm được che chắn kỹ lưỡng
  • Rửa với nước sạch hoặc nước muối loãng trước khi sử dụng 

Các loại hạt, đậu và ngũ cốc

Đây là một trong những nguyên liệu phổ biến gây nên tình trạng dị ứng thực phẩm.

Những món ăn có chức các loại hạt, đậu hoặc ngũ cốc cần được liệt kê thành phần cụ thể trên bao bì và nhãn mác để tránh trường hợp người bị dị ứng ăn phải

Bột sống hoặc bột nhào chưa chế biến

Các loại bột ví dụ như bột mì là sản phẩm nông nghiệp thô chưa qua quá trình diệt khuẩn.


Do đó các loại bột thô hoặc bột nhồi chưa được nấu chín có thể chứa Salmonella và không an toàn để tiêu thụ vào cơ thể

  • Không bao giờ tiêu thụ kể cả nếm bột thô hoặc bột nhào chưa được nấu chín
  • Nướng hoặc nấu chín kỹ trước khi ăn
  • Không cho trẻ em chơi hoặc tiếp xúc với bột thô
  • Không dùng bột thô hoặc bột nhào để chế biến các món sữa lắc
  • Không dùng bột nhào tự chế biến tại nhà để làm kem
  • Bảo quản tách biệt với các loại thực phẩm khác, đảm bảo bột được che chắn cẩn thận, tránh vương vãi trong bếp
  • Rửa tay bằng nước và xà phòng sau khi tiếp xúc với bột mì, trứng sống, hoặc bất kỳ bề mặt nào đã qua tiếp xúc.

Nguy cơ ngộ độc theo từng loại thực phẩm

Pen
>