Nhiệt độ chế biến an toàn với từng loại thực phẩm
Bài học 11 Chương 2
Việc đánh giá bề mặt phía ngoài của thực phẩm không thể đưa ra kết luận chính xác việc thực phẩm đã được nấu chín an toàn hay chưa. Hơn nữa, các loại thịt, cá hay nguyên liệu khác nhau sẽ có mức nhiệt độ nấu chín an toàn khác nhau. Nội dung bài học dưới đây sẽ mang đến người đọc những kiến thức cần thiết giúp kiểm soát và đảm bảo việc chế biến các loại nguyên liệu khác nhau đạt đến nhiệt độ tối thiểu an toàn từ sâu bên trong thực phẩm
1. Tổng quan về biểu đồ nhiệt độ nấu ăn tối thiểu an toàn
Trong quy trình bảo quản, chế biến và phục vụ thức ăn, nhiệt độ là một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của món ăn cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển gây ngộ độc cho người tiêu dùng.
- Vùng nhiệt độ nóng (trên 60 độ C) được dùng trong quá trình chế biến, có tác dụng làm chín thức ăn và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại.
- Vùng nhiệt độ lạnh (dưới 5 độ C) thích hợp trong quá trình bảo quản thực phẩm, có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây ngộ độc.
- Vùng nhiệt độ từ 5 - 60 độ C. Đây được đánh giá là vùng nhiệt độ nguy hiểm do tạo môi trường thích hợp cho các vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Do đó, thực phẩm cần được duy trì ở nhiệt độ nằm ngoài vùng nguy hiểm nhằm hạn chế gây ra các sự cố không mong muốn.

Biểu đồ tổng hợp nhiệt độ trong bảo quản và chế biến thực phẩm
2. Hướng dẫn sử dụng nhiệt kế thực phẩm
- Rửa sạch nhiệt kế với nước ấm và dung dịch làm sạch chuyên dụng trước mỗi lần sử dụng
- Nhiệt kế cần được đưa vào phần dày nhất của miếng thịt và xiên đến vị trí trung tâm; không cham vào bất kỳ phần xương hoặc mỡ của món ăn.
- Với các loại bánh mì kẹp, nhiệt kế thực phẩm cũng cần được đưa vào sâu bên trong, vượt qua bề mặt của miếng bánh mì
- Đối với các khối thịt lớn, việc kiểm tra từng mảng thịt riêng là cực kỳ cần thiết
- Các món xào cần được đảo đều trước khi thực hiện kiểm tra nhiệt độ
- Nhiệt kế kỹ thuật số được đánh giá cao hơn về độ chính xác so với các loại nhiệt kế truyền thống

Hình minh họa sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ thực phẩm. Nguồn: Internet
3. Biểu đồ nhiệt độ an toàn trong chế biến cho từng loại thực phẩm
Mỗi loại thực phẩm cần được làm chín đến nhiệt độ tối thiểu khác nhau mà mắt thường và các đánh giá cảm quan bên ngoài không thể xác định được. Sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độg của từng loại thực phẩm theo biểu đồ dưới đây để đảm bảo tính vệ sinh an toàn thực phẩm và hạn chế nguy cơ gây ngộ độc.
Thực phẩm | Món ăn | Nhiệt độ tối thiểu |
---|---|---|
Thịt bò, bê, cừu... | Thịt xay (nhân bánh mì kẹp thịt, thịt viên, xúc xịch...) | 71 độ C |
Nướng, đút lò, cắt khúc... | 63 độ C Thời gian thịt nghỉ: 3 phút | |
Thịt heo (giăm bông, thăn lợn, sườn) | Thịt xay (nhân bánh mì kẹp thịt, thịt viên, xúc xịch...) | 71 độ C |
Nướng, đút lò, cắt khúc... | 71 độ C | |
Thịt nguội đã qua chế biến cần hâm nóng | 74 độ C | |
Thịt gia cầm (gà, gà tây, vịt) | Thịt xay (nhân bánh mì kẹp thịt, thịt viên, xúc xịch...) | 74 độ C |
Các sản phẩm gà tẩm bột | 74 độ C | |
Chia theo từng bộ phận (cánh, ức, chân, đùi) | 74 độ C | |
Chế biến theo phương pháp nhồi | 74 độ C | |
Nguyên con | 82 độ C | |
Trứng | Trứng luộc | 74 độ C Đến khi lòng đỏ và lòng trứng tạo thành hình |
Các món chế biến với trứng | 71 độ C | |
Hải sản | Cá | 70 độ C Nấu đến khi thịt cá chuyển màu trắng đục và tơi |
Động vật có vỏ như tôm, cua, sò điệp, nghêu, hào, vẹm... | 74 độ C Nấu đến khi thịt có màu trắng đụcBỏ bất kỳ con nào không mở vỏ sau khi nấu chín | |
Thức ăn thừa và các món hầm | Thức ăn thừa và các món hầm | 74 độ C |
Biểu đồ nhiệt độ an toàn tối thiểu trong chế biến