Sơ lược về lịch sử và quá trình hình thành dịch vụ Catering
Bài học 3
Theo một số câu chuyện huyền thoại, các nhà hàng đầu tiên ở Pháp được xây dựng tại thủ đô Paris sau cuộc Cách mạng Pháp vào năm 1789. Nguyên nhân là do những đầu bếp giỏi của tầng lớp quý tộc bị thất nghiệp và họ mở quán ăn riêng.Nhà sử học Rebecca Spang tại Đại học Indiana (Mỹ) đã tìm hiểu kỹ vấn đề này, và cô tìm thấy một sự thật hoàn toàn khác. Từ “restaurant” (nhà hàng) trong tiếng Anh có nguồn gốc từ động từ “restaurer” (khôi phục, phục hồi) trong tiếng Pháp.

Món ăn chính trong các nhà hàng Pháp thời kỳ đầu là món bouillon được ninh từ thịt, mỡ, xương bò cùng với rau thơm và gia vị, có hương vị vô cùng .
Trong cuốn sách “The Inocate of the Restaurant: Paris and Gastronomic Culture”, tác giả Spang viết rằng nhà hàng ở Pháp ra đời trong bối cảnh phong trào Khai sáng đang lớn dần lên trong tầng lớp thương gia giàu có tại Paris.
“Họ tin rằng tri thức có thể tiếp thu bằng cách trở nên nhạy cảm (sensitive) với thế giới xung quanh, và một cách để thể hiện sự nhạy cảm là không ăn các loại thực phẩm thô gắn liền với dân thường, chẳng hạn như bánh mì đen. Thay vào đó, họ sẽ thưởng thức các món ăn được chế biến cầu kỳ và tinh tế”
Đây là nguyên nhân khiến những người thuộc tầng lớp quý tộc của Pháp thường xuyên tới các nhà hàng để ăn món bouillon. Nó được làm từ nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, thanh đạm, dễ tiêu hóa, chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Sự thành công của các nhà hàng đầu tiên tại Pháp không chỉ đến từ hương vị của món ăn mà còn nằm ở cách phục vụ khách hàng. “Nhiều chủ nhà hàng đã sao chép mô hình phục vụ đã tồn tại trong văn hóa quán cà phê của Pháp .
Đến thế kỷ XIX Do nhu cầu tổ chức các buổi yến tiệc của các vương tôn tổ chức tại các cung điện hoặc một số địa điểm nổi tiếng hoặc trên các du thuyền thưởng lãm họ đã nhàm chán với sự cung cấp ẩm thực của hoàng gia thay vào đó họ đã lựa chọn những đặc sản vùng miền như những loại rượu vang địa phương hảo hạng và từ đó việc tổ chức tiệc OUTSIDE của các quán ăn được ra đời .

Cùng Thời điểm đó thì những nhà hàng chỉ là trạm dừng chân ven đường, có gì bán đó, chủ yếu cung cấp nước uống và một bữa ăn cho dân du mục. Điển hình là các trạm dừng chân Con đường Tơ Lụa (thế kỷ thứ hai trươc CN đến thế kỷ 14 sau CN), trải dài từ Trung Quốc đến các nước Châu Âu.

Ở Việt Nam : Chúa Nguyễn Phúc Ánh (Gia Long) là một người rất đam mê ẩm thực một bửa ăn có thể lên đến 108 món bao gồm cả tráng miệng, với tính cách thích đi du hành bằng tàu thuyền chúa Nguyễn thường hay đến các nơi có nổi tiếng về đặc sản vùng miền thưởng thức cùng bá quan văn võ nên các hàng quán và các Ngự Trù nổi tiếng ở vùng sẽ được Bộ Lý Thiện chiêu mộ và lo toan việc yến tiệc cho Chúa Nguyễn Khi Vi Hành . Có thể nói thì mô hình catering đã phần nào bị ảnh hưởng trào lưu bởi những bửa tiệc xa hoa của Chúa Nguyễn và các quan đại thần .

Trước 1975 : Sài Gòn những năm trước 1975 có những quán cà phê với bánh ngon tuyệt hảo với phong cách tây, nổi bật là La Pagode, Givral và Brodard. Ba nhà hàng ấy là 3 sắc thái riêng biệt làm nên cái trục “văn hóa không tên”, cái linh hồn của Sài Gòn, khó phai mờ trong ký ức của những người Sài Gòn. Nếu tìm đọc trong những tài liệu về Sài Gòn xưa trước 1975 thì quán cà phê la Pagode được mô tả sang trọng hệt như ở Pháp, nơi khách đến ngồi trên những salon bọc da để phóng tầm mắt nhìn ra con đường Catinat (nay là Đồng Khởi) con đường đẹp và sang nhất của Sài Gòn.


Sau 1975 : Việt Nam trải qua thời kì bao cấp mãi tận đến những năm 1980-1990 và nở rộ nhất những năm 2000 mô hình đặc tiệc cưới hỏi đã được ưa chuộng bằng những hình thức tiệc buffet, tiệc bàn, tiệc set menu, .... và phát triển đến tận bây giờ