Dị ứng thực phẩm và không dung nạp được thực phẩm khác nhau ở đâu?
Bài học 7 Chương 1
Phản ứng của cơ thể khi tiêu thụ một số loại thực phẩm là do tình trạng không dung nạp được thực phẩm. Tuy nhiên, một số triệu chứng biểu hiện tương tự khi bị dị ứng thực phẩm. Do đó nhiều người hay bị nhầm lẫn giữa hai vấn đề này.
1. Không dung nạp thực phẩm là gì và nguyên nhân tại sao?
Dung nạp thực phẩm là một phản ứng hóa học liên quan Hiện tượng không dung nạp thực phẩm xảy ra khi một người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa một loại thực phẩm cụ thể.
Nguyên nhân của hội chứng không dung nạp thực phẩm bao gồm:
- Cơ thể không có một loại enzyme cần thiết để tiêu hóa hoàn toàn một loại thực phẩm. Trường hợp phổ biến nhất là không dung nạp được lactose trong sữa
- Hội chứng ruột kích thích mãn tính gây ra đau thắt, táo bón hoặc tiêu chảy khi tiêu thụ thực phẩm
- Hệ tiêu hóa nhạy cảm với một số loại phụ gia thực phẩm. Ví dụ như sulfit được sử dụng để bảo quản trái cây khô, đồ hộp và rượu vang hoặc MSG trong bột ngọt có thể gây ra các cơn hen suyễn ở những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
- Căng thẳng kéo dài về mặt tâm lý, chế độ ăn uống, môi trường sinh hoạt ô nhiễm... tác động đến hệ vi sinh vật trong đường ruột
- Bệnh Celiac. Đây là tình trạng hệ tiêu hóa được kịch hoạt khi ăn phải thực phẩm chứa gluten như lúa mì hoặc ngũ cốc. Ngoài các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa, bệnh Celiac còn gây ra các triệu chứng khác như nhức khớp và đau đầu. Người bị bệnh Celiac có triệu chứng tương tự như dị ứng thực phẩm do có liên quan đến hệ thống miễn dịch tuy nhiên sẽ không xảy ra nguy cơ bị sốc phản vệ và không đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm khi cơ thể không có khả năng dung nạp
Nguồn: Internet
2. 8 thành phần phổ biến gây nên không dung nạp thực phẩm phổ biến
- Lactose: có trong sữa và sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ, sữa chua, kem... Đây được xem là một trong những thành phần phổ biến nhất gây nên hội chứng không dung nạp được thực phẩm.
- Phẩm màu: phẩm màu đạt tiêu chuẩn của bộ y tế và an toàn cho người dùng được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong số những nguyên nhân thường thấy gây nên hội chứng không dung nạp được thực phẩm của nhiều người.
- Caffein: một chất thông dụng có trong trà, cà phê, nước tăng lực... Tác động của caffeine sẽ kích thích cơ thể tạo ra năng lượng, giữ tinh thần minh mẫn và làm giảm cảm giác mệt mỏi. Thế nhưng, khi cơ thể không dung nạp được caffeine sẽ tạo ra những phản ứng trái ngược như bồn chồn, lo lắng, mất ngủ...
- Gluten: được tìm thấy trong các loại lúa mì, lúa mạch, lúa mì đen... Những người mắc bệnh Celiac có khả năng không dung nạp được gluten trong thực phẩm
- Men nở: là một thành phần quen thuộc trong quá trình lên men và sản xuất bánh mì. Các triệu chứng chủ yếu liên quan đến hệ tiêu hóa do đó hay bị nhầm lẫn với tình trạng dị ứng.
- Histamine: là một amin sinh học giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng bằng cách ngăn chặn ngay lập tức với chất gây dị ứng. Các loại hải sản, đặc biệt là cá, được xácđịnh có nồng độ histamine cao.
- Fructose: là một loại đường thường được tìm thấy trong trái cây như táo, anh đào, lê, ổi và xoài,… và mật ong. Khi tiêu thụ các loại thực phẩm này, lượng đường fructose không hấp thu hiệu quả vào máu dẫn đến các tình trạng không dung nạp của cơ thể.
- Salicylates: là dẫn xuất của axit salicylic, xuất hiện tự nhiên trong thực vật như một cơ chế bảo vệ chống lại vi khuẩn, nấm, côn trùng và bệnh tật. Chất này có trong nhiều loại thực phẩm như trà, rau củ quả, trái cây... Salicylic được hấp thụ bình thường vào cơ thể trong quá trình tiêu thụ. Tuy nhiên, với những người nhạy cảm với chất này sẽ xảy ra một số phản ứng sau khi ăn phải.
**Bấm xem infographic tổng hợp các thành phần phần gây nên hội chứng không dung nạp thường gặp và triệu chứng của từng loại.
3. Sự khác nhau giữa dị ứng thực phẩm và không dung nạp thực phẩm
