Cơ bản
NỘI DUNG

Tổng quan về Vệ sinh an toàn thực phẩm

Bài học 1 Chương 1

Các mối nguy hiểm rình rập và gây hại đến sức khỏe con người lại thường đến từ những thứ bình thường xung quanh và được sử dụng hằng ngày. Ngộ độc và các bệnh nguy hiểm do tiêu thụ thực phẩm kém chất lượng là một vấn nạn không của riêng bất kì quốc gia nào trên thế giới. Do đó đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được biết đến như một nguyên tắc bất di bất dịch cho tất cả doanh nghiệp trong ngành cung cấp dịch vụ ẩm thực. 

1. Vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm là các tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất, xử lý, lưu trữ và chế biến thức ăn nhằm cung cấp một hàm lượng chất dinh dưỡng qua mỗi bữa ăn, đảm bảo tình trạng tiêu thụ thực phẩm không đạt chất lượng và ngăn chặn khả năng lây lan của các vi khuẩn gây hại đến sức khỏe đến người tiêu dùng.

2. Vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm

Một sản phẩm có đạt chất lượng và tiêu chuẩn tiêu dùng hay không sẽ do những đánh giá chủ quan của khách hàng. Tuy nhiên, các đánh giá đó sẽ được quy đổi thành một hệ thống chuẩn mực về khía cạnh vệ sinh an toàn thực phẩm, vốn được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của thực phẩm trong mắt khách hàng. 

Một sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm cần được đảm bảo về các giá trị cảm quan như màu sắc, hương thơm, mùi vị. Ngoài ra, thực phẩm cũng cần được kiểm định không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hóa học gây hại đến sức khỏe cũng như loại bỏ các mối nguy vật lý gây tổn hại về mặt thể chất của người tiêu dùng.

3. Quy tắc 4 bước đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Bước 1: Rửa sạch

  • Bước 2: Phân loại

  • Bước 3: Chế biến

  • Bước 4: làm Nguội 

Bước 1: Rửa sạch

Vi khuẩn và các vi sinh vật gây hại có thể tồn tại ở nhiều nơi xung quanh khu vực chế biến của bếp bao gồm: trên thực phẩm, tay, dụng cụ chế biến, thớt và các bề mặt tiếp xúc. Do đó, bạn cần phải thường xuyên rửa sạch các khu vực này nhằm hạn chế sự lây lan các mầm bệnh gây hại.

Rửa tay ít nhất trong 30 giây theo Hướng dẫn của bộ y tế và lau khô tay bằng khăn sạch. Việc rửa tay cần được thực hiện thường xuyên, đặc biệt khi:

  • Trước khi, trong quá trình và sau khi chuẩn bị, chế biến thực phẩm
  • Sau khi tiếp xúc với thịt chưa qua chế biến, thịt gia cầm, hải sản hoặc nước thịt hoặc trứng sống
  • Trước khi tiêu thụ thực phẩm
  • Sau khi sử dụng nhà vệ sinh
  • Sau khi thay tã hoặc vệ sinh cho trẻ nhỏ
  • Sau khi tiếp xúc trực tiếp với động vật, thú cưng; thức ăn gia súc/ vật nuôi hoặc chất thải động vật
  • Sau khi tiếp xúc với các loại chất thải
  • Trước và sau khi chăm sóc người bệnh/ điều trị các vết thương hở
  • Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi

Rửa sạch các bề mặt tiếp xúc và công cụ, dụng cụ dùng để chế biến và phục vụ thực phẩm sau khi sử dụng:

  • Rửa sạch bề mặt thớt, đĩa, dụng cụ ăn uống và bề mặt bếp với nước nóng và hóa chất chuyên dụng; đặc biệt khi có tiếp xúc với thịt sống, gia cầm, hải sản hoặc trứng
  • Thường xuyên giặt sạch khăn lau chén đĩa ở chế độ nhiệt độ cao và sấy khô ngay sau khi giặt

Rửa sạch rau, củ, quả và trái cây. Không áp dụng với thịt sống, thịt gia cầm và trứng:

  • Cắt bỏ những phần bị hư hại, bầm dập. Sau đó rửa sạch rau, củ, quả và trái cây dưới vòi nước sạch không chứa xà phòng, chất tẩy trắng hay bất kì chất hóa học tẩy rửa nào khác.
  • Chà sạch đất, cát, bụi bẩn bám còn bám trên các loại rau củ quả hoặc trái cây bằng bàn chải sạch
  • Sản phẩm được thấm khô bằng giấy ăn hoặc khăn vải sạch
  • Không rửa thịt, gia cầm, trứng hoặc hải sản để tránh lây lan vi khuẩn gây hạn trong khu vực bếp
  • Sản phẩm được dán nhãn "Pre - washed" (đã rửa trước) không cần phải rửa lại

Hướng dẫn quy trình rửa tay theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế

Tài liệu

Quy tắc 4 bước đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Pen
>